Kết quả tìm kiếm cho "về kế hoạch phát triển KH-XH"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 25
“Thời gian qua, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, giáo dục quyền con người nói riêng là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Trong kỷ nguyên mới này, quyền con người, quyền công dân được Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quan tâm và ngày càng được bảo đảm tốt hơn” - GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh.
Trong xã hội, phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vẫn là nhóm yếu thế có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại, bị mua bán, bị bạo lực bất kỳ nơi nào, lúc nào. Trên địa bàn tỉnh, nhiều mô hình thiết thực đã được duy trì, nhân rộng nhằm xóa bỏ bạo lực trong gia đình, xây dựng môi trường bình đẳng nơi làm việc, nơi công cộng…
Nhiều năm qua, công tác cai nghiện ma túy được tỉnh quản lý chặt chẽ, đầu tư nguồn lực lớn, chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, trong công tác quản lý đối tượng sau cai nghiện còn gặp khó khăn, bất cập, cần có giải pháp giải quyết.
TX. Tịnh Biên triển khai các hoạt động vận động, khuyến khích người nhận chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp... qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, phối hợp mở tài khoản ATM và chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ngân hàng.
Năm 2023, ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) An Giang đã thực hiện nhiệm vụ được giao đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, chỉ tiêu lao động và việc làm đạt kết quả nổi bật. Năm 2024, ngành LĐ-TB&XH tỉnh sẽ tiếp tục nâng chất công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm và triển khai thực hiện hiệu quả một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ).
Chăm lo cho người lao động (NLĐ) có việc làm và thu nhập ổn định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện An Phú phối hợp các ngành, UBND xã, thị trấn triển khai, thực hiện các giải pháp tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, góp phần cải thiện thu nhập cho NLĐ tại địa phương.
Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, trong đó có vấn đề tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước; lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới; quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới....
Thị trường lao động đóng vai trò chủ đạo trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). An Giang quyết tâm phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, góp phần phục hồi và phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025.
Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (9/5). Phiên họp diễn ra trong thời gian 4 ngày (9-12/5) để xem xét về nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 5 tới.
Với việc tăng chỉ tiêu đào tạo nghề, tập trung vào những ngành nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (DN), tỷ lệ có việc làm ổn định sau tốt nghiệp cao, Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú (DTNT) An Giang ngày càng thu hút học viên, trở thành điểm tựa đào tạo nghề cho học sinh vùng Bảy Núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổng hợp, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.
Thị trường lao động ngoài nước được mở ra, cùng sự vào cuộc của các ngành, các cấp đã tạo nhiều việc làm cho người lao động (NLĐ), góp phần vào công cuộc giảm nghèo. Đặc biệt, bên cạnh chính sách hỗ trợ tín dụng và chi phí ban đầu, tỉnh tăng cường các giải pháp để NLĐ thấy được lợi ích, chủ động tham gia xuất khẩu lao động, xứng tầm với quy mô dân số dồi dào hiện có.